Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành cho biết, Quy hoạch tổng thể về ngành năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Chính phủ ban hành ngày 26/7/2023 (Quy hoạch Điện VIII) đã đưa ra những giải pháp và bước tiến có tính đột phá trong việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân có lắp đặt, sử dụng điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu, loại hình này không nối lưới sẽ được phát triển không giới hạn công suất.
Đây là nguồn năng lượng có nhiều lợi thế lớn hơn các nguồn năng lượng tái tạo khác, có lượng tổn thất thấp khi truyền tải và phân phối đi xa, mà còn phục vụ cho nhu cầu phụ tải tại chỗ. Đặc biệt, đây sẽ nguồn điện sạch bổ sung giúp giảm áp lực cho hệ thống truyền tải và đảm bảo phần nào nguồn điện chủ động cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho rằng, để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng, mới đây Bộ Công Thương cũng đưa ra các cập nhật mới nhất để đề xuất, hoàn thiện cho Dự thảo Nghị định, quy định khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu để trình Chính phủ.
“Chính sách ưu tiên cho phát triển, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đang là niềm mong mỏi của các doanh nghiệp. Bởi sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí sản xuất, kinh doanh, giảm phát thải carbon, mà còn giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất ổn định trong những thời điểm phụ tải tăng cao trong mùa nắng nóng”, Ông Võ Tân Thành đánh giá.
Theo ông Trần Thiên Long - Phó Chủ tịch Thường trực Liên Chi hội Bất động sản Công nghiệp Việt Nam, điện mặt trời áp mái cho các doanh nghiệp là rất cần thiết đối với cả chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), cũng như các nhà đầu tư thứ cấp khác. Năm 2020 các doanh nghiệp rất hào hứng, quan tâm tới lĩnh vực này và chỉ sau 1 năm, các doanh nghiệp đã thực hiện được gần 100MGw. Do đó, dư địa cho điện mặt trời áp mái trong các KCX, KCN là rất lớn. Riêng tại TP.HCM đã có gần 2.000 nhà đầu tư, nếu làm hết cũng phải gần 2.000 MGw.
“Hiện nay, chúng ta có 428 khu công nghiệp và hơn 1.000 cụm công nghiệp, trong đó, có gần 80.000 nhà đầu tư thứ cấp trong các KCN, KCX và khu công nghệ cao. Đây là con số rất trọng tâm, trọng điểm để thực hiện cho việc phát triển điện mặt trời áp mái”, ông Long nói.
Trong các KCN, KCX có một lượng lớn nhà đầu tư thứ cấp, nhà xuất khẩu, nếu không thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo thì sẽ là một vấn đề rất lớn và nếu các doanh nghiệp không có chứng chỉ xanh thì rất khó xuất khẩu. Do đó, các doanh nghiệp hiện nay đang rất quan tâm tới chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, đặc biệt là về pháp lý. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp đều mong muốn rằng, tính pháp lý cho điện mặt trời áp mái phải hết sức rõ ràng, cụ thể và phải được thực hiện một cách đồng bộ.
Ông Võ Tân Thành - Phó Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, mặc dù chủ trương của Đảng, Chính phủ đã rõ, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái do chưa có quy định cụ thể. Các thủ tục, văn bản hướng dẫn từ các bộ, ngành chưa được rõ ràng, chưa nhất quán.
----------
Để chủ động nguồn điện và sử dụng hiệu quả cũng như tiết kiệm tối đa chi phí điện của doanh nghiệp và gia đình, hãy lắp đặt ngay hệ thống điện mặt trời. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời tự dùng đang được Chính Phủ khuyến khích và hỗ trợ với nhiều hình thức. Hãy liên hệ Điện Mặt Trời TỨ TRỤ SOLAR ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về các giải pháp điện năng lượng mặt trời tối ưu cho gia đình và doanh nghiệp của bạn.
----------
Công ty TNHH TM&DV Tư Vấn TUTRU SOLAR
? 0823 091 888
? 0843 605 888
? 0815 453 888
Bình Thuận: 01, Đại lộ Lê Duẩn, phường Phú Tài, Tp.Phan thiết, tỉnh Bình Thuận
Hà Nội: Liền kề 3, 43 KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng
Đà Nẵng: 29 Trần Đức, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng
Thủ Đức: The Verosa Park, 39 Đường số 10, KP2, P. Phú Hữu, TP Thủ Đức